Nhân viên văn phòng mất ngủ, mệt mỏi vì di chứng hậu Covid-19

Cuối tháng 2, Hà Thùy Linh (sinh năm 1990, Hà Nội) trải qua 2 tuần tự điều trị Covid-19 tại nhà. Công việc phụ trách về hành chính, nhân sự của Linh phải tạm ngừng trong tuần đầu vì đuối sức.

Sang tuần thứ hai, khi sức khỏe dần hồi phục, cô trở lại làm việc online. Tuy nhiên, các triệu chứng kéo dài như ho, họng có đờm làm năng suất, hiệu quả làm việc của nữ nhân viên văn phòng suy giảm đáng kể, kể cả sau khi đã khỏi bệnh.
“Cơ thể còn khá yếu, cộng với thời tiết thay đổi nên mình dễ mệt mỏi. Tốc độ suy nghĩ, hoạt động hàng ngày bị chậm lại, không nhanh nhẹn như trước”, Linh bày tỏ.

Buổi đêm, cô khó vào giấc, thường trằn trọc, khó ngủ. Việc ăn uống cũng kém ngon miệng, ngay cả với những món yêu thích.
Giống với Thùy Linh, đông nhân viên văn phòng cũng đối mặt với các triệu chứng hậu Covid-19. Các biểu hiện hay gặp như mất ngủ, khó thở, dễ căng thẳng khiến họ chưa thể lấy lại năng lượng làm việc, dẫn đến hiệu quả công việc không như mong muốn.
Chỉ ngủ được vài tiếng mỗi ngày

Điều Thùy Linh nhận thấy rõ nhất là trí nhớ bị suy giảm, “hay quên hơn trước”.

“8h sáng mỗi ngày, mình có nhiệm vụ điểm danh nhân viên từ xa. Việc bị nhầm lẫn bạn này sang bạn khác xuất hiện nhiều hơn, may phát hiện kịp thời. Hay gần đây, em trai dặn chị nấu cơm tối mà mình quên bẵng mất, cứ đinh ninh đã nấu nướng xong xuôi”, cô kể.

Trong lúc nhiễm Covid-19, Linh được đồng nghiệp hỗ trợ phần nào song không đáng kể vì nhiệm vụ mỗi người khác nhau. Cô vẫn chịu trách nhiệm chính.

Hiện tại, những đầu việc quan trọng được sếp phân công, Linh phải ghi chú lại vào giấy nhớ lẫn điện thoại vì sợ bản thân không nhớ. Chắc chắn hơn, cô đặt thêm báo thức để nhắc nhở.
 
Những công đoạn này trước không cần đến vì Linh cho biết cô có thể quản lý tốt. Tuy nhiên, các triệu chứng Long Covid khiến cô phải thay đổi để tránh lỡ dở công việc.
 
Để hồi phục sức khỏe, Linh vẫn đều đặn súc miệng hàng ngày, ăn nhiều cam giúp bổ sung vitamin C. Những lúc được nghỉ ngơi, cô xem các chương trình giải trí giúp tinh thần thoải mái trở lại.

Tương tự, Ngô Kiều Anh (sinh năm 2002, đang thực tập trong lĩnh vực truyền thông) cũng trải qua nhiều ngày mất ngủ liên tiếp sau khi khỏi bệnh.
Mắc Covid-19 vào đúng thời điểm Tết Nguyên đán, nữ sinh viên năm cuối có thời gian nghỉ ngơi, tập trung điều trị mà không phải lo lắng nhiều tới dealine, bài vở. Song, khi quay lại làm việc, cô bỗng thấy khả năng tập trung kém đi nhiều.

Tuần đầu tiên, cô chủ yếu chọn những việc nhẹ nhàng, hạn chế phải suy nghĩ vì sức khỏe chưa đảm bảo.
"Buổi đêm, mình ngủ chập chờn và hay bị thức dậy giữa chừng lúc tờ mờ sáng, không thể vào giấc lại và nằm vật vờ đến 9-10h sáng", Kiều Anh cho biết.

Giấc ngủ nông khiến cô bị đau nhức, mỏi cơ, kém tỉnh táo. Các buổi sáng, gần như cô không có sức lực để làm việc gì. Việc bắt nhịp lại với bài vở, công việc cũng do đó trở nên khó khăn hơn.

"Trước kia, mình có khả năng làm thêm giờ hay tiếp tục học hành vào buổi tối. Còn hiện giờ, đầu óc chỉ có thể tập trung trong vỏn vẹn 3-4 tiếng. Hiệu suất không cao, dẫn đến số lượng và chất lượng công việc đều không đạt như kỳ vọng", Kiều Anh cho biết.
Ngoài ra, cô còn gặp dấu hiệu khó thở, tức ngực khiến dễ hụt hơi, giọng nói không khỏe. Vốn là người thích giao tiếp, Kiều Anh khá e ngại vấn đề này vì chưa biết khi nào cải thiện lại được.

"Với F0 mới khỏi bệnh, việc ăn uống đầy đủ rất quan trọng để có sức phục hồi. Song, mất vị giác, khứu giác khiến mình mất hứng thú với đồ ăn. Việc ăn đủ 3 bữa có phần hơi gồng ép bản thân. Mình cũng mất kha khá thời gian mới tìm lại cảm giác mùi vị như ban đầu", cô nói thêm.
Chật vật lấy lại năng suất làm việc.

Vào tháng 10/2021, Tổ chức Y tế Thế giới đã khảo sát các bệnh nhân, nhà nghiên cứu, chuyên gia y tế, nhân viên của mình để đi đến định nghĩa chính thức về tình trạng nhiều người vẫn gặp phải các triệu chứng Covid-19 dù đã khỏi bệnh.

Các triệu chứng phổ biến gồm mệt mỏi, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức, song cũng có nhiều triệu chứng khác và thường ảnh hưởng hoạt động hàng ngày.

Tình trạng này có thể xuất hiện sau đợt mắc Covid-19 cấp tính hoặc kéo dài từ khi F0 nhiễm bệnh đến lúc khỏi. Các triệu chứng cũng có thể dao động hoặc tái phát theo thời gian.

Sau khoảng 1 tháng kể từ khi khỏi bệnh, Kiều Anh thấy cần quyết tâm hơn nếu muốn quay lại nhịp sống cũ.

"Ban đầu, mình nghĩ cứ làm việc, sinh hoạt như thói quen cố định từ trước thì cũng sẽ sớm thích nghi lại. Song, cách này không thành công như dự tính".
Cô chuyển sang tập trung làm việc, học tập vào những khung giờ thấy khả năng tập trung đạt mức cao nhất, thường rơi vào tầm giữa chiều đến 20h.
"Khung giờ buổi sáng, mình chọn những phần việc thoải mái, nhẹ nhàng. Buổi tối, mình chuyển qua những thói quen tích cực, giải trí như nhảy, quay video, không gồng ép bản thân làm việc quá sức", Kiều Anh bày tỏ.

Trong 1 tuần dương tính với Covid-19, Trần Ánh Ngọc (sinh năm 1996, Hà Nội) vẫn duy trì làm việc từ xa. Tuy nhiên, sau khi khỏi bệnh, cô không thể ngồi trước màn hình máy tính lâu vì mắt bị khô, nhức mỏi với tần suất thường xuyên.

Triệu chứng khó thở, sổ mũi liên tục cũng khiến Ngọc chật vật. Có hôm, công việc gián đoạn giữa chừng vì mũi cô đột ngột chảy máu nhiều.

Giống nhiều F0 mới khỏi bệnh khác, trung bình Ngọc chỉ ngủ được khoảng 3-4 tiếng mỗi đêm. Quay lại văn phòng, cô thấy chán nản với công việc, "mặt mũi lúc nào cũng uể oải".

“Vốn tính quảng giao, thích gặp gỡ, tụ tập, mình cảm thấy kém hoạt bát sau thời gian ở nhà tự điều trị. Bên cạnh đó, vì đọc nhiều thông tin liên quan đến di chứng Covid-19 và sợ khả năng tái nhiễm nên tâm lý phần nào bị ảnh hưởng, tinh thần chưa ổn định.

Có thói quen tập thể thao để xả stress, nhưng giờ thể trạng chưa đảm bảo cho việc tập luyện trở lại nên mình dễ căng thẳng, lo lắng hơn. Hiện tại, mình vẫn tập thở mỗi ngày, đồng thời đặt lịch hẹn khám hậu Covid-19 để đánh giá tình hình sức khỏe. Mình hy vọng việc thăm khám, tư vấn tâm lý sẽ giúp mình lạc quan hơn, từ đó có thể tập trung, lấy lại phong độ làm việc", Ngọc chia sẻ.
Hãy trở thành Đại Lý của chúng tôi,
Hãy đại diện cho dòng sản phẩm có một không hai hiện nay tại Việt Nam với:
  • Chất Lượng Vượt Trội: Chúng tôi đảm bảo mỗi sản phẩm không có hóa chất, chất bảo quản hay điều gì “làm bẩn”!
  • Tăng Cường Năng Lượng: Đừng để cảm giác mệt mỏi cướp đi nụ cười của bạn. Hãy để Yến Sào của chúng tôi giúp bạn có đủ sức để cười thả ga, không cần phải dùng đến thuốc giảm đau!
  • Dinh Dưỡng Bổ Sung: Ngay cả khi bạn không có thời gian cho một bữa ăn đầy đủ, Yến Sào có thể là món ăn nhẹ tuyệt vời giúp bạn duy trì sức khỏe mà không cần phải ăn thêm nữa!
  • Đa dạng sản phẩm: Yến chưng ăn ngay, Yến sào ăn liền (như mì gói), Yến sào tự sôi… rất phù hợp với mọi hoàn cảnh khác nhau.
 
CHÚNG TÔI CAM KẾT
  • HOA HỒNG CAO
  • QUYỀN LỢI BẢO ĐẢM
  • CAM KẾT CHẤT LƯỢNG Theo chương trình 1 Đổi 1 & Tiền thưởng 
  • NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH THƯỞNG, DU LỊCH, HỖ TRỢ ĐẠI LÝ ...
 
Để biết thêm chi tiết:
039 285 3696 (Trần Bích Ngọc, Giám đốc)
0974487408 (Trần Thị Huệ, Giám đốc kinh doanh khu vực Mền Bắc)
www.cứutinhmỗingày.com
hỗtrợ@cứutinhmỗingày.com
 
Yến Sào – Cứu Cánh Cho Ngày Của Bạn!