Chuyên gia: Những ảnh hưởng đến tim mạch sau nhiễm COVID-19

Dịch COVID-19 rồi có thể sẽ qua đi, nhưng những người đã mắc COVID-19, có thể bị những ảnh hưởng trong và sau khi đã hồi phục, thậm chí lâu hơn nữa. Trong đó, ảnh hưởng đến tim mạch thường gặp nhất và được phản ánh nhiều nhất.

Một số triệu chứng phổ biến ở những người mắc "COVID kéo dài" chẳng hạn như đánh trống ngực, chóng mặt, đau ngực và khó thở, có thể là do các vấn đề về tim, hoặc chỉ từ việc bị mắc bệnh COVID-19. Làm thế nào để bạn biết nếu các triệu chứng của bạn có liên quan đến tim hay không, có nguy hiểm không và bạn nên làm gì?

Bài viết sau đây của PGS.TS.BS. Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam và ThS.BS. Nguyễn Công Thành - Viện Tim mạch Việt Nam sẽ thông tin cho bạn rõ.

1. Các vấn đề về tim mạch có thể xảy ra sau COVID-19 như thế nào?
COVID-19, căn bệnh do virus corona SARS-CoV-2 gây ra, có thể làm tổn thương cơ tim và ảnh hưởng đến chức năng tim.

Có nhiều lý do cho điều này. Các tế bào trong tim có angiotensin chuyển đổi các thụ thể enzyme-2 (ACE-2) nơi virus corona bám vào trước khi xâm nhập vào tế bào. Tổn thương tim cũng có thể là do mức độ viêm cao lưu thông trong cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại virus, quá trình viêm có thể làm hỏng một số mô khỏe mạnh, bao gồm cả tim.

Nhiễm SARS-CoV-2 cũng ảnh hưởng đến lớp màng tế bào lót bề mặt bên trong của tĩnh mạch và động mạch (nội mạc mạch máu), có thể gây viêm mạch máu, tổn thương các mạch máu rất nhỏ và cục máu đông, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến tim hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Tất cả những ảnh hưởng trên có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên tim và hệ tuần hoàn (mạch máu) gây ra những hậu quả có thể trầm trọng như suy tim, rối loạn nhịp tim, tắc mạch máu hệ thống hoặc tĩnh mạch.

2. Dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã gặp phải hoặc tiến triển một vấn đề về tim mạch sau nhiễm COVID-19
Có khá nhiều triệu chứng được báo cáo trong giai đoạn hậu COVID và có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn cho các triệu chứng này.

Mệt mỏi một cách bất thường là triệu chứng phổ biến sau khi nhiễm coronavirus, giống như sau bất kỳ căn bệnh nghiêm trọng nào.
Nhiều người than phiền bị khó thở, đau ngực hoặc đánh trống ngực.

Bất kỳ vấn đề nào trong số này đều có thể liên quan đến tim, nhưng chúng cũng có thể là do các yếu tố khác, bao gồm hậu quả của việc bị bệnh nặng, không hoạt động kéo dài và nằm trên giường suốt vài tuần.

3. Nhịp tim và COVID-19
Sau khi mắc COVID-19, nếu bạn gặp tình trạng nhịp tim nhanh hoặc đánh trống ngực một cách bất thường, cần đi khám bác sĩ. Sự gia tăng nhịp tim tạm thời có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả mất nước. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn uống đủ nước, đặc biệt là nếu bạn bị sốt.
  • Các triệu chứng của nhịp tim nhanh hoặc không đều có thể bao gồm:
  • Cảm thấy tim đập nhanh hoặc không đều trong lồng ngực (hồi hộp đánh trống ngực)
  • Cảm thấy choáng váng hoặc chóng mặt, đặc biệt là khi đứng
  • Khó chịu ở ngực
  • Nhịp tim nhanh là trên 100 nhịp/phút.
 
4. Hội chứng nhịp tim nhanh ở tư thế đứng sau COVID-19
Những người hồi phục sau nhiễm coronavirus đôi khi có các triệu chứng của một tình trạng được gọi là POTS (hội chứng nhịp tim nhanh khi bạn ở tư thế đứng). Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu xem có hay không có mối liên kết giữa hội chứng này với nhiễm COVID.

POTS không hẳn trực tiếp là một vấn đề về tim, mà là một vấn đề của thần kinh ảnh hưởng đến một phần của hệ thống thần kinh điều chỉnh nhịp tim và lưu lượng máu. Hội chứng này có thể gây ra nhịp tim nhanh khi bạn đứng dậy, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu não (xây xẩm, chóng mặt..), mệt mỏi, đánh trống ngực, choáng váng và các triệu chứng khác.

5. Nhồi máu cơ tim (đau thắt ngực cấp) có nhiều khả năng xảy ra hơn ở những người sau nhiễm COVID-19 không?
Nhồi máu cơ tim có một số hình thái khác nhau. Trong đó, nhồi máu cơ tim loại 1, gây ra bởi cục máu đông hình thành gây tắc một trong các động mạch vành của tim, có xu hướng tăng hơn nhưng chưa rõ ràng trong và sau giai đoạn hồi phục so với người không nhiễm.

Tuy vậy, nhồi máu cơ tim loại 2 (là do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim nhưng không phải do tắc động mạch vành do cục máu đông trực tiếp) lại gặp phổ biến hơn với COVID-19. Loại nhồi máu cơ tim này có thể gây ra bởi sự gia tăng các căng thẳng trên tim, chẳng hạn như nhịp tim nhanh, nồng độ oxy trong máu thấp hoặc thiếu máu, bởi vì cơ tim không nhận đủ oxy được cung cấp trong máu để thực hiện công việc bổ sung này. Vấn đề này đã được ghi nhận ở những người mắc bệnh coronavirus cấp tính, nhưng nó ít phổ biến hơn ở giai đoạn hồi phục hoặc về sau.

Nhiều người trong khi mắc COVID-19, có kết quả xét nghiệm troponin (dấu ấn chỉ điểm sinh học cơ tim) trong máu tăng cao, cùng với những thay đổi điện tâm đồ và đau ngực. Nồng độ troponin tăng cao là dấu hiệu của mô tim bị tổn thương do nhiễm COVID, nhưng cũng có thể do một cơn nhồi máu cơ tim kèm theo. Trong thời gian nhiễm COVID-19 cấp tính, nồng độ troponin tăng cao với bất thường điện tâm đồ có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn.

6. Còn các vấn đề về tim ở trẻ em sau COVID-19 thì sao?
Nói chung, trẻ em bị nhiễm coronavirus không có vấn đề nghiêm trọng thường xuyên như người lớn. Một biến chứng không phổ biến nhưng nghiêm trọng của COVID-19 được gọi là hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em, hoặc viết tắt là MIS-C (Multisystem Inflammatory Syndrome in Children), có thể gây tổn thương tim nghiêm trọng, sốc tim hoặc tử vong.

Một số trẻ sống sót sau MIS-C có thể có di chứng nhịp tim bất thường và cơ tim đờ khiến tim không thể thư giãn bình thường và đập đúng cách. MIS-C có một số đặc điểm tương tự như bệnh Kawasaki.

7. Tổn thương tim do COVID-19 gây ra có vĩnh viễn không?
Nếu các triệu chứng gặp trên được chứng minh là do nguyên nhân tổn thương tim, sự phục hồi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Rất ít trường hợp bị hội chứng mạch vành cấp nghiêm trọng, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim cấp tính, do COVID-19 gây ra.

Tuy nhiên, các nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh tim có thể cho thấy những thay đổi nhỏ trong cơ tim của một số người sống sót sau COVID-19. Một số nghiên cứu trên người hồi phục sau coronavirus đã cho thấy một số vết sẹo, nhưng các nghiên cứu này không so sánh những kết quả này với những người không mắc COVID-19, do vậy chưa thể kết luận chắc chắn được hệ quả. Những thay đổi nhỏ này tồn tại trong bao lâu - và chúng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào - vẫn chưa được biết.

COVID-19 cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bơm máu của tim (chức năng chính của quả tim), nhưng những bất thường này thoáng qua và thường ít có khả năng gây ra vấn đề trầm trọng cho con người.

Một số biện pháp vật lý trị liệu, các bài tập thở có thể giúp ích những người sau nhiễm COVID-19 có thể phục hồi nhanh hơn và ít di chứng hơn.
Các chuyên gia khuyên bất cứ ai hồi phục sau COVID-19 cần ý thức được quá trình phục hồi là dần dần và cần có thời gian (hàng tháng, năm) chứ không nên quá mong đợi sự trở lại nhanh chóng mức hoạt động bình thường của họ.

8. Các vấn đề về tim mạch có thể kéo dài hậu COVID?
Nếu bạn đã mắc COVID-19, hồi phục tốt và cảm thấy đã ổn, bạn có cần lo lắng về sức khỏe hậu COVID không? Các vấn đề về tim có khả năng xuất hiện sau này nữa không?

Các nhà chuyên môn nhấn mạnh rằng nhiều câu hỏi trong số này chưa có câu trả lời rõ ràng. SARS-CoV-2 được phân lập và phát hiện vào năm 2019 và phần lớn những người sống sót sau COVID-19 chỉ mới hồi phục trong vài tháng gần đây, số ít hơn được một hai năm. Thật khó để biết chính xác căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến trái tim của mọi người lâu dài như thế nào, và đây là một lĩnh vực được các nhà nghiên cứu rất quan tâm.

Thật khó để biết chính xác COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến trái tim của người mắc lâu dài như thế nào.

Một nghiên cứu mới ở của Đức (đăng tải đầu năm 2022), có chụp cộng hưởng từ tim (MRI) trên 100 người sống sau nhiễm coronavirus. Nghiên cứu đã thấy những phát hiện bất thường ở 78 bệnh nhân trong số này. So với những người không mắc COVID-19, những bệnh nhân này cho thấy bằng chứng về sẹo và viêm cơ tim và các mô xung quanh (màng ngoài tim). Tuy nhiên, nghiên cứu này bị hạn chế do thiếu một nhóm so sánh thích hợp và các nghiên cứu tiếp theo đã cho thấy tỷ lệ mắc viêm cơ tim thấp hơn nhiều ở những người đã bị nhiễm COVID-19 trước đó.

Một nghiên cứu nhỏ khác đã đánh giá 26 vận động viên đại học mắc COVID-19 với các triệu chứng nhẹ hoặc không có gì cả. MRI tim cho thấy những sinh viên này có điện tâm đồ bình thường và mức độ troponin bình thường, khi troponin tăng cao có thể chỉ ra các vấn đề về tim. Bốn người trong số họ bị viêm cơ tim, và hai trong số này bị viêm màng ngoài tim.

Các chuyên gia bình luận, những dữ liệu này phải được xem xét cẩn thận, vì cỡ mẫu nhỏ và sức khỏe tim mạch trước COVID của những người tham gia không được biết đến.

Tuy nhiên, họ cũng thống nhất sự cần thiết phải nghiên cứu lớn hơn, chi tiết hơn. Chúng ta cũng cần biết thêm về những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến hội chứng hậu COVID, trong hầu hết các trường hợp này là không có triệu chứng.

Các tổ chức, hiệp hội y tế quốc gia, quốc tế, vẫn đang tiếp tục nghiên cứu theo dõi sức khỏe lâu dài của những người sống sót sau COVID-19. Cho tới nay, các báo cáo cho thấy các thống nhất cơ bản: có một số triệu chứng liên quan tim mạch tồn tại và xuất hiện sau nhiều tháng ở người nhiễm COVID như hồi hộp trống ngực, khó thở nhẹ đặc biệt là dấu hiệu chóng mặt và "mù mờ não" (khái niệm của người sau nhiễm COVID mô tả cảm giác thấy ý thức mù mờ như "sương mù" thoảng qua).

Tuy vậy, các nghiên cứu không chỉ ra những ảnh hưởng trầm trọng trên tim mạch như gây ra nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp trầm trọng hoặc tổn thương cơ tim… gia tăng một cách có ý nghĩa lâu dài sau nhiễm COVID. Do vậy, các nhà chuyên môn khuyến cáo "người sau nhiễm COVID không nên bị nhiễm định kiến là sẽ bị ảnh hưởng tim mạch sau này" và các thầy thuốc không nên làm trầm trọng quá mức ảnh hưởng tim mạch sau nhiễm COVID cho tới khi có những bằng chứng khoa học xác đáng.

Mặc dù vậy, chúng ta cũng không nên xem thường và bỏ sót những nguy cơ tim mạch lâu dài sau nhiễm COVID. Chúng ta nên giữ thái độ hài hòa, bình tĩnh, thận trọng theo dõi các diễn biến tim mạch sau khi nhiễm COVID.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-chi-ro-nhung-anh-huong-den-tim-mach-sau-nhiem-covid-19-1692...
Hãy trở thành Đại Lý của chúng tôi,
Hãy đại diện cho dòng sản phẩm có một không hai hiện nay tại Việt Nam với:
  • Chất Lượng Vượt Trội: Chúng tôi đảm bảo mỗi sản phẩm không có hóa chất, chất bảo quản hay điều gì “làm bẩn”!
  • Tăng Cường Năng Lượng: Đừng để cảm giác mệt mỏi cướp đi nụ cười của bạn. Hãy để Yến Sào của chúng tôi giúp bạn có đủ sức để cười thả ga, không cần phải dùng đến thuốc giảm đau!
  • Dinh Dưỡng Bổ Sung: Ngay cả khi bạn không có thời gian cho một bữa ăn đầy đủ, Yến Sào có thể là món ăn nhẹ tuyệt vời giúp bạn duy trì sức khỏe mà không cần phải ăn thêm nữa!
  • Đa dạng sản phẩm: Yến chưng ăn ngay, Yến sào ăn liền (như mì gói), Yến sào tự sôi… rất phù hợp với mọi hoàn cảnh khác nhau.
 
CHÚNG TÔI CAM KẾT
  • HOA HỒNG CAO
  • QUYỀN LỢI BẢO ĐẢM
  • CAM KẾT CHẤT LƯỢNG Theo chương trình 1 Đổi 1 & Tiền thưởng 
  • NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH THƯỞNG, DU LỊCH, HỖ TRỢ ĐẠI LÝ ...
 
Để biết thêm chi tiết:
039 285 3696 (Trần Bích Ngọc, Giám đốc)
0974487408 (Trần Thị Huệ, Giám đốc kinh doanh khu vực Mền Bắc)
www.cứutinhmỗingày.com
hỗtrợ@cứutinhmỗingày.com
 
Yến Sào – Cứu Cánh Cho Ngày Của Bạn!