F0 khỏi bệnh hay về tự cách ly ở nhà có còn nguy hiểm không? Có làm lây virus không?

Xét nghiệm RT-PCR không chỉ cho biết một người dương tính hay âm tính mà còn cho biết tải lượng virus.

Trong quy định mới của Bộ Y tế về quản lý điều trị F0 hiện nay, ngoài quy định F0 sau một thời gian theo dõi tại khu cách ly, bệnh viện, nếu có tải lượng virus thấp, chỉ số CT≥30 thì được xuất viện sớm; còn có quy định đối với F0 mới phát hiện tại cộng đồng, nếu CT≥30 thì cách ly tạm 24 giờ, nếu sau đó vẫn CT≥30 thì cho theo dõi tiếp tại nhà.

CT là viết tắt của một chu kỳ tìm virus (Chu kỳ xét nhiệm). Khi làm PCR, người ta sẽ làm theo từng chu kỳ một. Nếu trong mẫu đó nhiều virus thì chỉ cần vài chu kỳ là phát hiện được dương tính. Vì vậy, số chu kỳ càng ít thì tải lượng virus của người đó càng cao. Càng phải làm nhiều chu kỳ, tức "tìm hoài mới thấy", thì chứng tỏ nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm đó thấp. Theo các nghiên cứu, nếu CT≥33 thì người đó quá ít virus trong cơ thể, đến mức không lây nổi; CT≥30 thì rất khó lây.
 
CT là viết tắt của ngưỡng chu kỳ (cycle threshold), là một giá trị xuất hiện trong các xét nghiệm RT-PCR, tiêu chuẩn vàng để phát hiện virus SARS-CoV-2. Trong xét nghiệm RT-PCR, RNA được chiết xuất từ mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân, được chuyển đổi thành DNA sau đó được khuếch đại.

Khuếch đại ở đây là đề cập đến quá trình tạo ra nhiều bản sao của vật liệu di truyền - trong trường hợp này là DNA. Điều này cải thiện khả năng của xét nghiệm để phát hiện sự hiện diện của virus SARS-CoV-2. Quá trình khuếch đại diễn ra qua một loạt chu kỳ, một bản sao trở thành hai, hai bản sao trở thành bốn… và sau nhiều chu kỳ, một lượng virus SARS-CoV-2 sẽ được tạo ra có thể phát hiện được.
Giá trị CT của phản ứng RT-PCR là số chu kỳ phát hiện tín hiệu trong mẫu sẽ vượt tín hiệu nền và được thiết bị ghi nhận. Nói một cách đơn giản, giá trị CT đề cập đến số chu kỳ mà sau đó virus SARS-CoV-2 có thể được phát hiện. Nếu số chu kỳ cao hơn mới phát hiện được virus SARS-CoV-2, điều đó có nghĩa là virus SARS-CoV-2 không bị phát hiện khi số chu kỳ thấp hơn.

Tại sao giá trị CT lại quan trọng?
Giá trị CT càng thấp, nghĩa là tải lượng virus SARS-CoV-2 càng cao vì virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện ngay sau ít chu kỳ hơn. Và ngược lại, giá trị CT càng cao, nghĩa là tải lượng virus SARS-CoV-2 càng thấp và đến một mức nào đó sẽ hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm. Theo một số nghiên cứu tin cậy, giá trị CT > 33 hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm.

Tại Việt Nam, vừa qua Bộ Y tế đã có các hướng dẫn liên quan đến cách ly tại nhà của F0 dựa trên giá trị CT. Các trường hợp F0 sau 10 ngày được thu dung điều trị tại các cơ sở y tế sẽ được xét nghiệm 2 lần bằng phương pháp RT-PCR, nếu kết quả xét nghiệm âm tính sẽ được chuyển về cách ly tại nhà theo quy định. Ngoài ra, với những trường hợp dương tính nhưng có tải lượng virus thấp (giá trị CT> 30) cũng có thể theo dõi, điều trị tại nhà vì những trường hợp này khả năng lây nhiễm ra những người xung quanh là rất thấp.

Tải lượng virus của một bệnh nhân Covid-19 sẽ đi theo một đường parabol: khi mới bệnh thì chỉ số CT rất cao (virus ít), khi bệnh vào giai đoạn toàn phát thì CT thấp dần (nhiều virus nên dễ tìm thấy), sau đó chuyển sang giai đoạn hồi phục thì chỉ số CT tăng lại. Vì thế, bệnh nhân đã cách ly điều trị 8-10 ngày mà CT≥30 thì chắc chắn đã đi vào đoạn cuối của giai đoạn hồi phục, có thể an toàn trở về nhà theo dõi tiếp.

Với F0 mới phát hiện tại cộng đồng mà CT≥30 thì có 2 khả năng: mới bị bệnh hoặc đã gần khỏi bệnh. Vì thế mới có quy định theo dõi 24 giờ, xét nghiệm lại. Nếu thấy CT bắt đầu giảm, tức virus tăng lên, thì là ca mới bệnh, phải cách ly hoặc đưa đi bệnh viện, tùy theo mức độ bệnh. Nếu CT tăng tiếp, tức virus bớt đi, thì đó là ca đang hồi phục, xử lý như một người đã được xuất viện.

Vì thế, nếu là F0 mới được phát hiện mà CT≥30, bạn có thể chỉ được đưa đi cách ly ngắn tại địa phương hoặc ở nhà tự theo dõi. Cũng làm như mọi F0 khác: theo dõi các triệu chứng hô hấp, giữ vệ sinh, chuẩn bị sẵn đồ đạc, ăn, ngủ, tập thể dục... điều độ và tự cách ly với người nhà.

Không nên quá lo lắng về khả năng mình mới bị mà chưa được đưa đi ngay. Theo các nghiên cứu, nếu có trở nặng sẽ rơi vào ngày thứ 3 đến trước ngày thứ 8 của bệnh, thậm chí trong thời gian tới có thể xem xét theo dõi bệnh nhân tại nhà trong 3 ngày đầu, kết hợp với xuất viện sớm vào ngày thứ 8 nếu người đó không chuyển nặng. Như vậy, thời gian cách ly tại cơ sở cách ly, thu dung dành cho các ca không triệu chứng sẽ giảm, vừa đỡ quá tải vừa tạo sự thoải mái cho người dân.
 

Khi F0 về nhà, "đụng độ" F1

Tình huống F0 được xuất viện về nhà sau 8-10 ngày mà F1 ở trong nhà vẫn còn bị cách ly, xóm vẫn còn phong tỏa là điều không hiếm gặp trong đợt dịch này. Nhưng bạn không nên quá lo lắng nếu là F0 hay F1 đó.

F0 khi nào xuất viện, đã được tính toán và đã có tiêu chuẩn để bảo đảm không còn lây cho ai được hoặc rất hiếm lây. Tuy nhiên, để chắc chắn một lần nữa thì F0 này tiếp tục tránh tiếp xúc với người nhà, chờ xét nghiệm lại mới được "giải phóng" hoàn toàn. Thường với người xuất viện sau lần xét nghiệm với chỉ số CT≥30, chỉ vài hôm sau họ đã âm tính.
 
Vì thế nếu về nhà và gặp lại F1 là người thân, nên tự cách ly thêm, nếu nhà không có phòng riêng thì cũng khẩu trang, nón che giọt bắn vài ngày đến một tuần để chờ y tế xét nghiệm lại, là ổn. Nếu sau thời gian đó mà F1 bệnh thì thường là lây trước đó hoặc lây từ nguồn khác.
 
Ngược lại, điều mà một số F0 lo lắng là bị F1 lây ngược lại, tuyệt đối không xảy ra. Vì khi bệnh là đã có kháng thể và khả năng miễn dịch của người đã khỏi bệnh còn mạnh hơn người tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 đủ 2 mũi. Ít nhất trong 6 tháng, kháng thể này sẽ mạnh đến nỗi bạn không thể bệnh lại. Với một số người gặp vấn đề về hệ thống miễn dịch, sau bệnh, kháng thể vẫn thấp thì ở nước ngoài thường được tiêm nhắc một mũi vắc-xin sau 6 tháng xuất viện.
 
F0 chỉ được xuất viện sau khi nồng độ virus đủ thấp và đã qua giai đoạn có thể nặng, đang trong giai đoạn hồi phục. Không có chuyện nồng độ virus đang thấp tự dưng... vọt lên lại. Nếu bạn cảm thấy không khỏe, thì một là bệnh khác (bệnh nền biến động, bệnh do nhiễm vi khuẩn khác...) hoặc là do bạn quá lo lắng nên cảm thấy tinh thần không ổn.
 
Tuy không có gì quá lo từ F0 mới xuất viện nhưng F1 vẫn phải hiểu rằng nếu bản thân chưa cách ly đủ 14 ngày, bạn cũng nên tuân thủ hướng dẫn của ngành y tế. Bởi chính bản thân bạn mới là người có thể chuyển dương và lây cho người khác. Nếu đã vài ngày không xét nghiệm, có khi bạn đã dương tính mà không triệu chứng! Bạn không thể lây cho F0 mới về nhà nhưng có thể lây cho những F khác ở cùng nhà, cho người ngoài.
 
Đừng thấy F0 khỏi bệnh mà chủ quan chuỗi lây đã dứt, hãy cố gắng tiếp tục ở nhà, khẩu trang, nón chắn giọt bắn... để căn nhà bạn, xóm bạn đừng thêm F.
 
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1)
 

 

 
Hãy trở thành Đại Lý của chúng tôi,
Hãy đại diện cho dòng sản phẩm có một không hai hiện nay tại Việt Nam với:
  • Chất Lượng Vượt Trội: Chúng tôi đảm bảo mỗi sản phẩm không có hóa chất, chất bảo quản hay điều gì “làm bẩn”!
  • Tăng Cường Năng Lượng: Đừng để cảm giác mệt mỏi cướp đi nụ cười của bạn. Hãy để Yến Sào của chúng tôi giúp bạn có đủ sức để cười thả ga, không cần phải dùng đến thuốc giảm đau!
  • Dinh Dưỡng Bổ Sung: Ngay cả khi bạn không có thời gian cho một bữa ăn đầy đủ, Yến Sào có thể là món ăn nhẹ tuyệt vời giúp bạn duy trì sức khỏe mà không cần phải ăn thêm nữa!
  • Đa dạng sản phẩm: Yến chưng ăn ngay, Yến sào ăn liền (như mì gói), Yến sào tự sôi… rất phù hợp với mọi hoàn cảnh khác nhau.
 
CHÚNG TÔI CAM KẾT
  • HOA HỒNG CAO
  • QUYỀN LỢI BẢO ĐẢM
  • CAM KẾT CHẤT LƯỢNG Theo chương trình 1 Đổi 1 & Tiền thưởng 
  • NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH THƯỞNG, DU LỊCH, HỖ TRỢ ĐẠI LÝ ...
 
Để biết thêm chi tiết:
039 285 3696 (Trần Bích Ngọc, Giám đốc)
0974487408 (Trần Thị Huệ, Giám đốc kinh doanh khu vực Mền Bắc)
www.cứutinhmỗingày.com
hỗtrợ@cứutinhmỗingày.com
 
Yến Sào – Cứu Cánh Cho Ngày Của Bạn!